11 tháng đầu năm, xuất khẩu dầu thô của Việt Nam thu về 1,7 tỷ USD

Xuất khẩu dầu thô tăng mạnh trong tháng đầu tiên năm 2019 Xuất khẩu dầu thô của Việt Nam lập kỷ lục mới trong tháng 10

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu dầu thô của Việt Nam trong tháng 11 đạt 311.483 tấn với trị giá hơn 231 triệu USD, tăng mạnh 29,1% về lượng và tăng 22,4% về trị giá so với tháng 10.

Tính chung 11 tháng đầu năm, nước ta thu về từ xuất khẩu dầu thô 1,7 tỷ USD với hơn 2,5 triệu tấn, tăng 4,9% về lượng nhưng giảm đến 14% về trị giá so với cùng kỳ.

Giá xuất khẩu bình quân đạt 685 USD/tấn, giảm 19% so với cùng kỳ năm 2022.

11 tháng đầu năm, xuất khẩu dầu thô của Việt Nam thu về 1,7 tỷ USD
11 tháng đầu năm, xuất khẩu dầu thô của Việt Nam thu về 1,7 tỷ USD. (Nguồn: PV Oil)

Trong số các thị trường xuất khẩu dầu thô, Thái Lan là thị trường lớn nhất, đồng thời ghi nhận sản lượng tăng vọt trong 11 tháng đầu năm.

Cụ thể, Việt Nam xuất sang Thái Lan 989.950 tấn dầu thô trong 11 tháng đầu năm, thu về hơn 666 triệu USD, tăng 23% về lượng nhưng giảm 2,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu đạt 673 USD/tấn, giảm 21% so với cùng kỳ năm 2022.

Bên cạnh Thái Lan, nước ta còn xuất khẩu dầu thô sang các nước như Úc, Nhật Bản, Singapore, Indonesia.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu dầu thô của nước ta trong tháng 10 đã tăng mạnh 199% về lượng và 209% về trị giá so với tháng 9 với hơn 1,2 triệu tấn, trị giá hơn 867 triệu USD. Lũy kế 10 tháng đầu năm, nước ta nhập khẩu hơn 9 triệu tấn dầu thô, kim ngạch đạt hơn 5,6 triệu USD, tăng 11,6% về lượng nhưng giảm 10% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Kuwait là thị trường cung cấp dầu thô lớn nhất cho Việt Nam với 7,1 triệu tấn dầu thô, trị giá hơn 4,3 tỷ USD.

Dầu thô là một trong những mặt hàng chiến lược của Việt Nam, trong năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 2,7 triệu tấn dầu thô, nhưng cũng nhập về 10,2 triệu tấn để lọc dầu, trị giá hơn 7,8 tỷ USD. Lượng dầu thô nhập về chủ yếu sử dụng cho hai nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và Dung Quất.



Source link