Chuỗi cung ứng bị gián đoạn đẩy giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng Số liệu xuất khẩu tích cực từ Brazil tạo áp lực kép lên giá cà phê xuất khẩu |
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại phiên giao dịch 13/2, giá hai mặt hàng cà phê tiếp tục suy yếu với mức giảm lần lượt 1,33% của Arabica và 0,91% của Robusta. Sức mạnh đồng USD tăng lên là nguyên nhân chính gây sức ép lên giá.
Chỉ số Dollar Index tăng mạnh 0,76% sau khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2024 của Mỹ tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn 0,2 điểm phần trăm so với dự báo của các chuyên gia kinh tế. Điều này đưa đến kỳ vọng tỷ giá USD/BRL lên theo sức mạnh của đồng USD. Chênh lệch tỷ giá nới lỏng, thúc đẩy nhu cầu bán cà phê của nông dân Brazil, từ đó gây sức ép lên giá.
Giá cà phê tiếp tục suy yếu với mức giảm 1,33% của Arabica và 0,91% của Robusta |
Đồng thời, CPI mạnh hơn có thể làm hạ nhiệt kỳ vọng cắt giảm lãi suất sớm của thị trường. Điều này thúc đẩy dòng tiền từ các thị trường như cà phê chuyển sang các tài sản trú ẩn như đồng USD. Dòng tiền dịch chuyển khiến lực bán cà phê áp đảo so với việc mua vào.
Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng hôm qua (13/2), giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ giảm 400 đồng/kg. Theo đó, cà phê trong nước hiện được thu mua quanh mức 78.100 – 79.200 đồng/kg.
Đồng USD tăng lên mức cao nhất trong 3 tháng, sau khi dữ liệu mới công bố cho thấy, lạm phát tại Mỹ tăng cao hơn dự kiến trong tháng 1. Điều này củng cố kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục duy trì lãi suất ổn định trong tháng 3.
Nguyên nhân cà phê giảm còn do Báo cáo thương mại tháng 12/2023 của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) thể hiện, xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng đã tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước, lên đạt tổng cộng 12,168 triệu bao.
Lũy kế xuất khẩu toàn cầu trong 3 tháng đầu tiên của niên vụ cà phê hiện tại 2023/2024 đã đạt tổng cộng 32,419 triệu bao, tăng 6,8% so với cùng kỳ niên vụ cà phê trước đó. Thông tin trên góp phần làm dịu bớt mối lo thiếu hụt nguồn cung của thị trường tiêu dùng toàn cầu.
Thị trường còn bị tác động sau số liệu báo cáo Brazil xuất khẩu tháng 1/2024 tăng tới 45% so với cùng kỳ. Số liệu do Cecafé công bố.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đặt mục tiêu đến năm 2030, khối lượng cà phê xuất khẩu chiếm 80-85% tổng sản lượng cà phê cả nước |
Theo Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đặt mục tiêu đến năm 2030, khối lượng cà phê xuất khẩu chiếm 80-85% tổng sản lượng cà phê cả nước.
Đến năm 2030, tổng diện tích cà phê cả nước đạt khoảng 640.000-660.000ha; trong đó vùng Tây Nguyên khoảng 600.000ha, còn lại 40.000-60.000ha được trồng tại các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Sơn La, Quảng Trị, Bình Thuận…
Cơ cấu diện tích cà phê vối khoảng 90-92%, cà phê khoảng 8-10%; cà phê được trồng tại một số tỉnh: Quảng Trị, Sơn La, Điện Biên, Lâm Đồng, Kon Tum… Phát triển vùng trồng cà phê theo hướng cảnh quan; những nơi có điều kiện thuận lợi, kết hợp vùng trồng cà phê với phát triển văn hóa, du lịch, dịch vụ…
Đến năm 2030, sản lượng cà phê chế biến sâu đạt khoảng 20-25% tổng sản lượng càphê cả nước. Khối lượng cà phê xuất khẩu đến năm 2030 đạt khoảng 80-85% tổng sản lượng cà phê cả nước; trong đó cà phê rang xay chiếm khoảng 5-6%, cà phê hòa tan từ 19-20%.