Nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ châu Á, giá cà phê xuất khẩu tăng 3 phiên liên tiếp Số liệu xuất khẩu tích cực từ Brazil tạo sức ép lên giá cà phê xuất khẩu |
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), khép lại phiên giao dịch 21/2, giá hai mặt hàng cà phê là Arabica và Robusta tăng gần 1% so với tham chiếu. Nguồn cung dần cải thiện nhưng chưa đủ để gây sức ép lên giá.
Trong báo cáo kết phiên 20/2, tổng lượng Arabica đã qua chứng nhận tại Sở ICE-US duy trì ở mức hơn 307.260 bao, lùi xa khỏi ngưỡng thấp nhất trong 24 năm qua. Hơn nữa, số bao cà phê chờ chứng nhận trên Sở ICE-US tăng 43.025 bao, lên 108.742 bao. Nguồn bổ sung chủ yếu đến từ Brazil với số liệu xuất khẩu cùng triển vọng nguồn cung vụ mới tích cực trong thời gian gần đây.
Giá hai mặt hàng cà phê là Arabica và Robusta tăng gần 1% so với tham chiếu |
Trung tâm Nghiên cứu Cao cấp về Kinh tế Ứng dụng (Cepea) cho biết mưa xuất hiện nhiều hơn tại các vùng sản xuất cà phê chính của Brazil đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây cà phê vụ 24/25. Cùng với đó, Hợp tác xã Cooxupe kỳ vọng sản lượng tại Minas Gerais sẽ đạt 5,5 triệu bao, vượt mức 5,3 triệu bao trong niên vụ trước.
Với Robusta, số liệu sở ICE-EU liên tục cho thấy tồn kho ở mức thấp kỷ lục. Điều này đã hỗ trợ đà giá trong phiên hôm qua, bất chấp số liệu xuất khẩu khả quan từ Việt Nam trong tháng 1. Trong báo cáo kết phiên 19/2, lượng Robusta lưu trữ trên Sở ICE-EU chỉ còn 19.600 tấn, giảm thêm 200 tấn so với phiên trước.
Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng hôm nay (22/2), giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam bộ tăng 300 đồng/kg. Theo đó, cà phê trong nước hiện được thu mua quanh mức 81.900 – 82.500 đồng/kg.
Theo dữ liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 01/2024 đạt 238.266 tấn, tăng 14,8% so với tháng 12/2023 và tăng 67,4% so với tháng 01/2023.
Nửa đầu tháng 2/2024 là thời diểm nguồn cung từ Việt Nam bị chững lại do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài. Do vậy lực mua xuất khẩu tăng mạnh thời điểm này để đáp ứng các đơn hàng quý 1 năm 2024.
Giá cà phê Robusta còn nguyên mối lo ngại về nguồn cung từ các nước sản xuất chính ở châu Á. Ngày 20/2, dữ liệu báo cáo của sàn London cho thấy mức tồn kho tiếp tục sụt giảm xuống mức thấp kỷ lục ở 19.600 tấn (khoảng 326.667 bao, bao 60 kg), mức thấp từ năm 2014.
Kim ngạch cà phê xuất khẩu trong tháng 01/2024 đạt 726,60 triệu USD, tăng 21,2% so với tháng 12/2203 và tăng 133,7% so với tháng 01/2023.
Giá cà phê xuất khẩu trung bình trong tháng 01/2024 đạt 3.050 USD/tấn, tăng 5,6% so với tháng 12/2023 và tăng 39,6% so với tháng 01/2023.
Kim ngạch cà phê xuất khẩu trong tháng 01/2024 đạt 726,60 triệu USD, tăng 21,2% so với tháng 12/2203 và tăng 133,7% so với tháng 01/2023. |
Giá cà phê xuất khẩu bình quân trong năm 2023 đạt 2.614 USD/tấn, tăng 14,5% so với năm 2022. Hiện các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tại Tây Nguyên và trong nước cho biết, đã kín đơn hàng trong quý I/2024.
Trong 11 tháng năm 2023, Mỹ nhập khẩu cà phê từ 106 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, các nguồn cung cà phê chủ lực cho Mỹ gồm: Brazil, Colombia, Việt Nam, Honduras, Guatemala. 11 tháng năm 2023, Mỹ nhập khẩu cà phê từ Brazil đạt 315,23 nghìn tấn, trị giá gần 1,25 tỷ USD, giảm 26,4% về lượng và giảm 32,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Thị phần cà phê của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ giảm từ 28,48% trong 11 tháng năm 2022 xuống 24,29% trong 11 tháng năm 2023.
Ngược lại, Mỹ tăng nhập khẩu cà phê từ Việt Nam trong 11 tháng năm 2023, mức tăng 4,5% về lượng và tăng 8,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022, đạt trên 139 nghìn tấn, trị giá 335,81 triệu USD.
Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ tăng từ 8,85% trong 11 tháng năm 2022 lên 10,71% trong 11 tháng năm 2023.