Lo ngại về triển vọng nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu thiết lập mức cao mới

Đồng USD suy yếu, giá cà phê xuất khẩu quay đầu phục hồi Giá cà phê Robusta tạo đỉnh mới khi đồng USD giảm sâu

Lo ngại thiếu hụt nguồn cung là yếu tố chính hỗ trợ giá Robusta tăng vọt trong tuần qua. Cụ thể, rủi ro nắng nóng xuất hiện tại vùng gieo trồng cà phê trọng điểm của Việt Nam, dấy lên lo ngại về triển vọng nguồn cung cà phê vụ mới kém tích cực tại quốc gia xuất khẩu Robusta lớn nhất thế giới.

Hơn thế, tồn kho Robusta trên Sở ICE-EU tiếp tục bấp bênh tại vùng thấp lịch sử, khiến tâm lý thị trường luôn trong lo ngại thiếu hụt nguồn cung. Tính đến hết ngày 7/3, Robusta lưu trữ tại sở chạm mức 24.030 tấn, giảm 160 tấn so với tuần trước đó.

Lo ngại về triển vọng nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu thiết lập mức cao mới
Robusta lưu trữ tại sở chạm mức 24.030 tấn, giá Arabica tăng 1,04% và dã từng chạm mức cao nhất trong một tháng

Theo sau Robusta, giá Arabica tăng 1,04% và dã từng chạm mức cao nhất trong một tháng. Sự yếu đi của đồng USD tiếp tục hỗ trợ giá bất chấp sự cải thiện từ nguồn cung. Cụ thể, chỉ số Dollar Index giảm 1,11% trong tuần qua, tương ứng việc dòng tiền dịch chuyển sang các tài sản khác như cà phê.

Trong khi đó, tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE-US tăng 64.205 bao so với tuần trước, kéo tổng số bao đã qua chứng nhận lên 410.877 bao.

Đồng thời, số liệu xuất khẩu lớn từ quốc gia cung ứng chính cũng góp phần ổn định nguồn cung trên thị trường. Theo Chính phủ Brazil, lượng cà phê xuất đi của nước này trong tháng 2 tăng 88,33% so với tháng trước, đạt 220.000 tấn.

Giá cà phê nhân xô tại thị trường Tây nguyên tăng 5.000 – 5.200 đồng/kg. Giá cà phê tăng liên tục từ đầu năm đến nay với mức tăng khoảng 50% và nếu so với cùng kỳ năm ngoái, giá cà phê đã tăng gấp đôi.

Thông tin Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tuyên bố sẽ trì hoãn việc cắt giảm lãi suất tiền tệ đến nửa sau của năm, khiến chỉ số DXY giảm mạnh đã hỗ trợ giá cả nhiều loại hàng hóa thiết lập mức cao mới.

Tuy nhiên, thị trường vẫn tỏ ra thận trọng khi Brazil chuẩn bị bước vào thu hoạch vụ mùa mới năm nay, hứa hẹn sẽ gia tăng sức bán phòng hộ trên các sàn giao dịch kỳ hạn và đồng Real hiện đang ở mức có lợi để nông dân bán cà phê xuất khẩu.

Theo các chuyên gia, nhu cầu của thế giới với cà phê Robusta của Việt Nam rất lớn, đây là nguyên nhân dẫn đến giá cà phê trong nước tăng cao so với nhiều năm trong lịch sử. Người nông dân trồng cà phê thu về lợi nhuận cao hơn.

Cùng với đó, một nguyên nhân cũng khiến giá cà phê tăng là một số sản phẩm cà phê nhân được sử dụng rang xay làm hòa tan trong nước, nên nhu cầu nội địa tăng.

Tuần qua, đồng USD giảm giá sau tuyên bố trì hoãn việc cắt giảm lãi suất đến nửa sau năm nay của chủ tịch Fed đã khiến dòng vốn đầu cơ ồ ạt chảy vào các thị trường hàng hóa phái sinh.

Lo ngại về triển vọng nguồn cung, giá cà phê xuất khẩu thiết lập mức cao mới
Sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2023/2024 có thể giảm 10% xuống 1.656 triệu tấn

Các quỹ và đầu cơ quay lại các thị trường cà phê kỳ hạn để tăng mua, bất chấp các yếu tố cơ bản không hỗ trợ với báo cáo xuất khẩu tăng của nhiều khu vực sản xuất trên thế giới.

Nhận định về thị trường tuần này, chuyên gia Nguyễn Quang Bình cho biết thị trường 2 sàn cà phê thiên về xu hướng giảm nếu xét về vị thế kinh doanh đang có và tồn kho tăng trở lại. Theo vị chuyên gia, nếu giữ được đà tăng như tuần trước phải có động lực rất mạnh đến từ các cuộc họp chính sách tiền tệ, biến cố thời tiết hay thảm hoạ thiên tai…

Ở chiều ngược lại, cà phê tuần này có xu hưởng giảm nhẹ. Tuy nhiên, theo các nhận định khác, dù cà phê 2 sàn đi xuống thì giá cà phê trong nước vẫn có thể tăng, bởi nguồn cung đang cạn kiệt.

Tồn kho cà phê khan hiếm vẫn là yếu tố hỗ trợ giá cà phê. Triển vọng mưa cải thiện ở Brazil làm giảm bớt lo ngại về tình trạng khô hạn và thúc đẩy các quỹ và đầu cơ thanh lý vị thế ròng trên cả hai sàn giao dịch cà phê kỳ hạn. Nhà dự báo Maxar Technologies cho biết, dự kiến sẽ có mưa vừa ở các vùng trồng cà phê của Brazil trong 5 ngày tới.

Giá cà phê giảm nhanh hơn sau khi đồng real của Brazil giảm xuống mức thấp nhất trong 1 tuần, điều này khuyến khích việc bán xuất khẩu từ các nhà sản xuất cà phê của Brazil.

Ngày 7/3, hợp đồng cà phê Robusta tháng 5 đã đạt mức cao và hợp đồng cà phê Robusta kỳ hạn gần nhất đạt mức cao kỷ lục do nguồn cung cà phê Robusta khan hiếm từ Việt Nam – quốc gia sản xuất hạt cà phê Robusta lớn nhất thế giới.

Bộ Nông nghiệp Việt Nam ngày 3/11/2023 dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2023/2024 có thể giảm 10% xuống 1.656 triệu tấn, vụ mùa nhỏ nhất trong 4 năm, do hạn hán. Trong khi đó, Hiệp hội Cà phê Việt Nam ngày 5/12/2023 dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2023/2024 của Việt Nam sẽ giảm xuống 1,6 – 1,7 triệu tấn, giảm so với mức 1,78 triệu tấn một năm trước đó.



Source link