Chè đứng top 5 thế giới, 2 tháng thu về gần 30 triệu USD

Xuất khẩu tuần 25/2-3/3: Xuất khẩu dệt may tăng trưởng hơn nửa tỷ đô Xuất khẩu tuần từ 3-10/3: Thêm 27 mã vùng trồng sầu riêng xuất khẩu; 11 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD

2 tháng đầu năm xuất khẩu sắn thu về 300 triệu USD

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 2 đã thu về hơn 96 triệu USD với 217.037 tấn, giảm 48,7% về lượng và giảm 50,8% về trị giá so với tháng 1. Lũy kế 2 tháng đầu năm nay, sản lượng xuất khẩu sắn các loại đạt 639.061 tấn, giảm 9,1% so với cùng kỳ trong khi trị giá tăng mạnh 8,9%, đạt hơn 291 triệu USD.

Xuất khẩu tuần từ 11-17/3: Việt Nam xuất khẩu đứng top 5 thế giới, 2 tháng thu về gần 30 triệu USD
2 tháng đầu năm xuất khẩu sắn thu về 300 triệu USD

Điểm sáng của xuất khẩu sắn trong 2 tháng đầu năm là giá tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, đạt bình quân 456 USD/tấn, tăng 20% so với 2T/2023. Trong khi đó, giá xuất khẩu sắn bình quân năm 2023 chỉ ở mức 282 USD/tấn.

Một quốc gia luôn là khách hàng trung thành của sắn và các sản phẩm từ sắn không ai khác là láng giềng Trung Quốc. Kết thúc tháng 2, láng giềng đã nhập khẩu từ nước ta 599.930 tấn sắn với trị giá hơn 269 triệu USD, chiếm đến 93% cả về lượng lẫn kim ngạch.

Trong năm 2023, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của nước ta đạt 2,95 triệu tấn, trị giá 1,3 tỷ USD, giảm 9,1% về lượng và giảm 7,3% về trị giá so với năm 2022. Riêng mặt hàng sắn đã mang về hơn 231 triệu USD với 821,51 nghìn tấn, tăng 8% về lượng và tăng 4,9% về trị giá so với năm 2022. Năm 2023, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam, chiếm 91,52% về lượng và chiếm 90,99% về trị giá trong tổng xuất khẩu của cả nước, đạt 2,7 triệu tấn, trị giá 1,18 tỷ USD.

Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là tinh bột sắn và sắn lát khô. Lượng sắn lát xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm khoảng 88% tổng lượng sắn lát xuất khẩu của cả nước trong khi lượng tinh bột sắn xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm khoảng 93% tổng lượng tinh bột sắn xuất khẩu.

Việt Nam xuất khẩu chè đứng top 5 thế giới, 2 tháng thu về gần 30 triệu

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu chè của Việt Nam trong tháng 2/2024 đạt 5.283 tấn với trị giá thu về hơn 8,2 triệu USD, giảm 57,4% về lượng và giảm 60,7% về trị giá so với tháng trước đó.

Xuất khẩu tuần từ 11-17/3: Việt Nam xuất khẩu đứng top 5 thế giới, 2 tháng thu về gần 30 triệu USD
Xuất khẩu chè của Việt Nam trong tháng 2/2024 đạt 5.283 tấn với trị giá thu về hơn 8,2 triệu USD

Tính chung 2 tháng đầu năm, Việt Nam đã thu về 29,2 triệu USD với 17.653 tấn chè, tăng 30,6% về lượng và tăng 29,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu bình quân đạt 1.652 USD/tấn, giảm nhẹ 0,7% so với cùng kỳ.

Trong tháng 2, xuất khẩu chè sang các thị trường chính như Pakistan, Đài Loan (Trung Quốc) và Nga đều giảm so với tháng 1. Nhìn chung giá xuất khẩu trung bình của mặt hàng chè sang phần lớn thị trường dao động quanh mức 1.300 – 1.600 USD/tấn. Tuy nhiên Việt Nam vẫn ghi nhận một số thị trường có giá xuất khẩu trung bình cao hơn hẳn so với các thị trường khác.

Pakistan vẫn là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam với 5.479 tấn chè, trị giá hơn 10,8 triệu USD, tăng 2,9% về lượng và tăng 16,2% về trị giá so với tháng 1/2023. Giá xuất khẩu đạt 1.987 USD/tấn, tăng 12,8% so với cùng kỳ.

Đài Loan (Trung Quốc) là thị trường lớn thứ 2 trong tháng 2 tháng đầu năm 2024. Nước ta xuất sang thị trường này 1.847 tấn chè và thu về 2,84 triệu USD, tăng 21,8% về lượng và tăng 16,2% về kim ngạch so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu đạt 1.539 USD/tấn, giảm 4,6%.

Xếp thứ 3 là thị trường Nga, trong 2 tháng, quốc gia này nhập khẩu 1.031 tấn chè từ Việt Nam, tương đương hơn 1,6 triệu USD, giảm 18,2% về lượng và 22,2% về giá trị so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu đạt 1.570 USD/tấn, giảm 4,8% so với cùng kỳ.

Trong khi xuất khẩu sang các thị trường chủ đạo ghi nhận xu hướng giảm hoặc tăng nhẹ thì khu vực châu Âu lại xuất hiện thị trường đẩy mạnh thu mua, trong đó có Ba Lan.

Xuất khẩu chè sang Ba Lan trong tháng 2/2024 tăng 37,8% về lượng và tăng 93,5% về kim ngạch. Lũy kế 2 tháng đầu năm, nước ta xuất khẩu 180 tấn chè, thu về 273.441 USD từ Ba Lan, tăng 195% về lượng và tăng 277% về giá trị, chiếm tỷ trọng hơn 1% trong tổng sản lượng xuất khẩu.

Đạt xấp xỉ 10 tỷ đô, máy vi tính lấy lại ngôi vị dẫn đầu về xuất khẩu

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tháng 2, kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 4,66 tỷ USD, trong khi điện thoại và linh kiện đạt 3,94 tỷ USD.

Xuất khẩu tuần từ 11-17/3: Việt Nam xuất khẩu đứng top 5 thế giới, 2 tháng thu về gần 30 triệu USD
Tháng 2, kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 4,66 tỷ USD

Tính chung 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt xấp xỉ 10 tỷ USD, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, kết quả của nhóm hàng điện thoại và linh kiện là hơn 9,5 tỷ USD, tăng 3,4%.

Thị trường xuất khẩu lớn nhất của cả hai nhóm hàng trên là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc…

Với tổng kim ngạch 19,5 tỷ USD, riêng hai nhóm hàng lớn kể trên chiếm gần 33% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.

Năm 2023, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 57,34 tỷ USD, tăng 3,2% (tương ứng tăng 1,8 tỷ USD) so với năm trước.

Trong khi đó, điện thoại các loại và linh kiện đứng thứ hai với 52,38 tỷ USD, giảm 9,7% (tương ứng giảm 5,61 tỷ USD) so với năm trước.

Xuất khẩu rau quả tăng hơn 45%

2 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu rau quả tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ấn tượng và kỳ vọng lập kỷ lục mới 6,5 tỷ USD trong năm 2024.

Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu rau quả tháng 2 đạt 325,76 triệu USD, giảm 33,6% so với tháng trước.

Xuất khẩu tuần từ 11-17/3: Việt Nam xuất khẩu đứng top 5 thế giới, 2 tháng thu về gần 30 triệu USD
Xuất khẩu rau quả tháng 2 đạt 325,76 triệu USD

Dù sụt giảm trong tháng 2 nhưng tính chung 2 tháng đầu năm, xuất khẩu mặt hàng này vẫn đạt mức tăng trưởng cao. Cụ thể, hết tháng 2 kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt hơn 815 triệu USD, tăng 45,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một trong các nhóm hàng chủ lực có tăng trưởng cao trong thời gian qua.

Hiện Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam khi chiếm tới hơn 60% kim ngạch của cả nước.

Đáng chú ý, Việt Nam đang có 14 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch sang thị trường nay như: Sầu riêng, tổ yến, khoai lang, thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, thạch đen, măng cụt, vải và chanh dây…

Cùng với đó, Trung Quốc đang gia tăng nhập khẩu các sản phẩm rau quả chế biến từ Việt Nam.

Theo ước tính của các chuyên gia, xuất khẩu rau quả năm 2024 có thể tăng trưởng 15% đến 20% so với năm 2023. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong năm nay có thể cán mốc kỳ lục mới 6,5 tỷ USD.



Source link