Kết phiên giao dịch đâu tuần (29/4) tăng nhẹ, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Futures Europe London giảm mạnh, kỳ hạn giao hàng tháng 7/2024 tăng 13 USD, giao dịch tại 4.164 USD/tấn. Kỳ hạn giao hàng tháng 9/2024 tăng 23 USD giao dịch tại 4.088 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.
Giá cà phê Arabica trên sàn ICE Futures US New York cũng tăng, kỳ hạn giao hàng tháng 7/2024 tăng 3,50 Cent, giao dịch tại 227,50 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2024 tăng 3,40 Cent, giao dịch tại 225,80 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê thế giới điều chỉnh tăng nhẹ phiên đầu tuần với Robusta, tăng mạnh với Arabica.
Giá cà phê trong nước đi ngang giữa kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, kéo dài 5 ngày. Dù giá cao nhưng thị trường giao dịch kém vì đa số người dân và đại lý thu mua đã hết hàng. Trong khi đó, những người đang nắm giữ cà phê lại không muốn bán bởi chưa khi nào thị trường cà phê biến động mạnh như hiện tại. Các cột mốc lịch sử về giá liên tục bị phá trong một thời gian rất ngắn.
Giá cà phê Tây nguyên giữ mức ổn định so với tuần trước do đang trong kỳ nghỉ lễ. Tại Đắk Nông và Đắk Lắk đạt 137.000 đồng/kg, Gia Lai 136.500 đồng/kg, Kon Tum và Lâm Đồng 136.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá cà phê Robusta trên sàn London đã rời mức giá kỷ lục từ trước tới nay, giao dịch tại 4.164 USD/1 tấn. Trên sàn New York, giá cà phê Arabica tăng trở lại, giao dịch tại 227,50 Cent/lb.
Về tình trạng giá cà phê trong nước “tăng không hồi kết”, do khan hàng, một số nhà sản xuất hàng xuất khẩu cho biết hơn tuần nay họ mua không có hàng, khiến công suất sản xuất giảm mạnh 30-70%. Các hợp đồng xuất khẩu cũng ngưng vì giá tăng cao khiến đối tác chuyển hướng sang nhập hàng từ Ấn Độ, Brazil và Indonesia. Tình trạng này được dự báo sẽ còn kéo dài cho tới khi cơn sốt giá cà phê hạ nhiệt và nguồn cung toàn cầu tăng cao”.
Các doanh nghiệp đưa ra dự đoán, giá cà phê có thể sẽ còn tăng cao đến hết năm nay và lên đỉnh mới 200.000-250.000 đồng một kg. Mức này các doanh nghiệp sản xuất cà phê nội địa trong nước sẽ tê liệt và doanh nghiệp FDI sẽ “một mình một chợ” và thao túng giá.
Đợt nắng nóng gay gắt bất thường chưa chấm dứt sẽ tiếp thêm nhiệt cho cơn sốt giá cà phê hiện nay và nhiều khả năng có tuần thứ 10 liên tiếp tăng giá. Ở Tây nguyên, một số diện tích cà phê chết khô vì thiếu nước tưới. Nguồn cung cà phê đang khủng hoảng nghiêm trọng và sẽ còn khan hiếm trong thời gian dài.
Một số doanh nghiệp dự báo, giá cà phê trên sàn London có thể tiến đến mốc lịch sử 5.000 USD/tấn, thậm chí 5.5000 USD/tấn trong thời gian tới, tương đương với mức giá cà phê nhân khoảng 140.000 – 150.000 đồng/kg. Cuối năm 2024, giá cà phê khởi đầu niên vụ mới có thể ở mức 4.000 – 4.5000 USD/tấn.
Cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ là sự kiện chính đối với các nhà đầu tư trong tuần này. Phố Wall sẽ tìm kiếm manh mối về sức khỏe của nền kinh tế và khả năng cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay. Một dữ liệu cũng trong tâm điểm chú ý là báo cáo việc làm tháng 4 của Mỹ cũng như báo cáo kết quả kinh doanh quý 1 của nhiều tập đoàn lớn.
Hiện tại, thị trường vẫn trong mối lo ngại nguồn cung thiếu hụt từ khu vực Đông Nam Á. Gần đây, quốc gia sản xuất cà phê lớn tại châu Phi là Uganda công bố số liệu cho thấy xuất khẩu giảm mạnh, càng làm tăng thêm mối lo về nguồn cung.
Việt Nam xuất đi 170.000 trong tấn cà phê tháng 4, giảm hơn 2 lần so với ước tính 400.000 tấn trong tháng trước |
Giá cà phê Robusta tăng nhẹ 0,31% do nguồn cung tiếp tục hạn hẹp. Tổng cục Thống kê ước tính, Việt Nam xuất đi 170.000 trong tấn cà phê tháng 4, giảm hơn 2 lần so với ước tính 400.000 tấn trong tháng trước. Hoạt động “găm cà phê” trước đó của nông dân đang dần phản ánh lên số liệu xuất khẩu.
Giá cà phê Arabica cũng ghi nhận mức tăng 1,56%, do tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE US kết phiên 26/4 ở mức 656.657 bao loại 60kg, giảm 4.835 bao so với phiên trước đó.
Hiện tượng El Nino gây khô hạn khắp các vùng trồng cà phê toàn cầu khiến sản lượng sụt giảm mạnh hơn nhiều dự báo.
Nắng nóng đang tiếp thêm nhiệt cho thị trường vốn đã “nóng rẫy” do nguồn cung khan hiếm. Vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2022 – 2023 đã xong, nhưng tình trạng khan hiếm nguồn cung vẫn diễn ra. Ước tính còn thiếu khoảng 1,5-2,5 triệu bao cà phê theo hợp đồng và cần được đáp ứng từ vụ thu hoạch cà phê hiện tại.
Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho biết, xuất khẩu cà phê trong nửa đầu tháng 4 đạt gần 81.000 tấn, giảm gần 4% so với cùng kỳ năm 2023. Kim ngạch đạt gần 306 triệu USD, tăng mạnh 54,3% so với cùng kỳ năm trước. Giá cà phê xuất khẩu trung bình trong nửa đầu tháng 4 đạt 3.791 USD/tấn, tăng 6,6% so với cùng kỳ.
Tính từ đầu năm đến ngày 15/4, xuất khẩu cà phê đạt 666.500 tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2023; kim ngạch đạt hơn 2,23 tỉ USD, tăng 56,4%. Giá cà phê xuất khẩu trung bình đạt 3.351 USD/tấn, tăng 49,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Báo cáo của Cục Trồng trọt từ năm 2019 đến nay diện tích cà phê của Việt Nam liên tục tụt giảm 5-7%. Trong đó, diện tích cà phê già cỗi gia tăng. Ngoài ra, do và phê bán giá thấp trong một thời gian dài khiến từ năm 2022, nhiều nông dân các tỉnh Tây Nguyên đã chặt cà phê chuyển sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn như, sầu riêng, mít… khiến sản lượng thu hoạch càng giảm mạnh.