Lượng tồn kho tăng trở lại, giá cà phê xuất khẩu giảm mạnh Thiếu hụt nguồn cung, sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm |
Trong phiên giao dịch ngày 19/6, giá cà phê Robusta tăng 1,65%, lên trên 4.060 USD/tấn, trong khi cà phê Arabica nghỉ Lễ. Lo ngại sản lượng cà phê ở mức thấp trong niên vụ 2024-2025 vẫn là yếu tố nâng đỡ giá. Mưa quay lại vùng trồng cà phê chính nhưng không thể khắc phục hoàn toàn thiệt hại do khô hạn hồi đầu năm. Giới phân tích lo ngại, sản lượng cà phê vụ tới ở nước ta sẽ ở mức thấp trong nhiều năm.
Giá cà phê sẽ tăng trở lại, chủ yếu đến từ việc giới đầu tư gia tăng lo ngại đối với triển vọng nguồn cung từ Việt Nam. Hiện các quỹ đầu cơ đã gia tăng vị thế mua ròng với dự báo nguồn cung Robusta từ Việt Nam sẽ còn tiếp tục khan hiếm trong thời gian tới, Cục Xuất nhập khẩu dự báo.
Trong bối cảnh mình một thị trường, giá cà phê Robusta trên sàn London tăng mạnh trở lại. Lực mua mạnh lúc cuối phiên của đầu cơ trên sàn giúp Robusta tăng tốt. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, cả 3 thành phần quan trọng của thị trường hiện còn nắm một lượng vị thế mua khá lớn, hứa hẹn việc tiếp tục phải thanh lý vị thế mua của họ. Việc tiếp tục bán ra sẽ làm chao đảo thị trường trong thời gian còn lại của tháng 6.
Lo ngại triển vọng nguồn cung Robusta từ Việt Nam, giá cà phê xuất khẩu sẽ tăng trở lại |
Trong khi đó, về nguồn cung Robusta của Việt Nam, nhiều doanh nghiệp hàng đầu đều cho biết, lượng hàng trong kho chỉ bán đủ đến khoảng tháng 6/2024 này, không thể kéo đến vụ thu hoạch mới. Hạn hán, sâu bệnh ảnh hưởng nặng tới năng suất cây cà phê ở nhiều nơi. Sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2023-2024 ước giảm 20% so với niên vụ trước, xuống còn 1,47 triệu tấn, thấp nhất trong 4 năm, đặt áp lực lên nguồn cung Robusta trên thị trường thế giới.
Thông tin từ nhà giao dịch Volcafe, sản lượng cà phê Robusta niên vụ 2024/2025 của Việt Nam ước đạt 24 triệu bao, mức thấp nhất trong vòng 13 năm, do thời tiết không thuận lợi.
Kết thúc 8 tháng đầu niên vụ 2023-2024 (tháng 10/2023 đến tháng 5/2024) Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,2 triệu tấn cà phê, tương đương 80% sản lượng của niên vụ hiện tại và giảm 7% so với cùng kỳ niên vụ trước.
Cơ quan Dịch vụ Nông nghiệp Nước ngoài (FAS) của USDA, dự đoán rằng sản lượng cà phê thế giới vào năm 2023/24 sẽ tăng 4,2% so với cùng kỳ lên 171,4 triệu bao, với sản lượng cà phê Arabica tăng 10,7% lên 97,3 triệu bao. Trong khi đó, sản lượng cà phê Robusta giảm -3,3% xuống còn 74,1 triệu bao.
FAS của USDA dự báo tồn kho cuối niên vụ 2023/24 sẽ giảm 4% xuống 26,5 triệu bao từ 27,6 triệu bao trong niên vụ 2022/23; sản lượng cà phê Arabica niên vụ 2023/24 của Brazil sẽ tăng 12,8% so với cùng kỳ lên 44,9 triệu bao do năng suất cao hơn và diện tích trồng tăng; sản lượng cà phê niên vụ 2023/24 tại Colombia, nước sản xuất cà phê Arabica lớn thứ hai thế giới, sẽ tăng 7,5% so với cùng kỳ lên 11,5 triệu bao.
Theo đánh giá mới đây của Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam (VICOFA), nguồn cung cà phê trong nước hiện đã gần như cạn, tồn kho của doanh nghiệp và nông dân không nhiều, nên lượng xuất khẩu từ nay đến cuối vụ (tháng 9/2024) sẽ giảm dần mặc dù giá cà phê đang neo cao ở mức kỷ lục.
Điều này cho thấy nguồn cung cà phê trong nước từ nay đến khi vào niên vụ mới hiện không còn nhiều.
Cùng chung nhận định như trên, hai doanh nghiệp dẫn đầu xuất khẩu cà phê nhân sống hàng đầu tại khu vực Tây Nguyên là Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (tỉnh Gia Lai) và Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk (Simexco Daklak) đều cho biết lượng hàng trong kho chỉ bán đủ đến khoảng tháng 6/2024 này, không thể kéo đến vụ thu hoạch mới.
Chia sẻ thêm về hiện tượng một số doanh nghiệp thua lỗ nặng khi giá cà phê biến động mạnh, ông Thái Như Hiệp – Giám đốc Vĩnh Hiệp cho biết việc bán khống là nguyên nhân chính gây ra tình trạng thua lỗ khi cho rằng nguồn cung cà phê Việt Nam vẫn dồi dào và giá sẽ hạ, cũng như chủ quan cho rằng có thể tìm nguồn cà phê giá rẻ từ các nước khác để bù hợp đồng.
Nhưng thực tế, với giá cà phê thấp suốt 20 năm qua, nông dân đã bỏ cây cà phê rất nhiều kết hợp với tình trạng khô hạn lịch sử do hiện tượng El Nino khiến sản lượng năm nay lao dốc, đẩy giá cà phê liên tục phá đỉnh.
Trong khi đó, ông Lê Đức Huy – Tổng Giám đốc Simexco Daklak cảnh báo, khó khăn vụ cũ chưa qua những khó khăn của vụ mới vẫn đang tiếp tục, do hiệu ứng El Nino khiến nhiệt độ ở Tây Nguyên rất cao dẫn đến tình trạng khô hạn nghiêm trọng, nước trên bề mặt đã cạn kiệt không đủ lượng nước tưới cho các vườn cà phê, mưa hiện nay vẫn chưa đủ, nếu không đảm bảo đủ nước tưới sẽ rất khó đảm bảo được sản lượng cà phê của vụ mới.
Hiện nay chưa thể thống kê được nhưng chắc chắn sản lượng cà phê niên vụ 2024 – 2025 sẽ không bằng niên vụ cũ, vì vậy ngành cà phê Việt Nam cần phải chuẩn bị các kịch bản phòng thủ hơn nữa và kiểm soát rủi ro tốt hơn nữa trong niên vụ cà phê mới.
Theo nhận định của một số chuyên gia ngành hàng, trong thời gian tới, giá cà phê nhiều khả năng sẽ ít có biến động mạnh như những tháng vừa qua nhưng vẫn duy trì mức cao. Nguyên nhân do Brazil đang vào vụ thu hoạch rộ. Sau đó, đến tháng 10 lại vào vụ thu hoạch ở Việt Nam.