Xuất nhập khẩu khởi sắc

‘Chìa khoá’ giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu tận dụng tối đa các FTA Tìm giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP Đắk Nông

Xuất nhập khẩu nhiều nhóm mặt hàng gia tăng

Theo báo cáo mới nhất của Sở Công Thương tỉnh Đắk Nông, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của tỉnh trong tháng 7/2024 ước đạt 77,4 triệu USD, tăng 29,4% so với tháng trước và tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước. Luỹ kế 7 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 544,2 triệu USD.

Đắk Nông: Xuất nhập khẩu khởi sắc
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Đắk Nông (Ảnh: Đức An)

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu trong tháng 7/2024 ước đạt 27,8 triệu USD, tăng 5,3% so với tháng trước. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 178,7 triệu USD, tăng 20,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Các mặt hàng xuất khẩu của Đắk Nông hiện có alumin, ván MDF, cà phê, điều, hạt tiêu… Thị trường xuất khẩu của tỉnh Đắk Nông ngày càng được mở rộng, hiện đã xuất khẩu đến 35 quốc gia, vùng lãnh thổ. Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng. Đến nay, quan hệ thị trường của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được mở rộng đến 35 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Trong đó, chiếm tỷ trọng cao và ổn định là Singapore, Hàn Quốc, Australia, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Philippines, Nhật Bản… Ngoài việc duy trì các thị trường truyền thống, các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đang chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường mới ở châu Phi, Trung Đông…

Theo Sở Công Thương Đắk Nông, thương mại phát triển đã góp phần tích cực trong thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho các ngành sản xuất. Hoạt động này cũng đồng thời tạo ra thị trường hàng hóa sôi động, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Cụ thể, đóng góp lớn vào thành tích xuất khẩu của Đắk Nông là các mặt hàng nông sản. Lợi thế về đất đai, khí hậu, nguồn nước đã giúp Đắk Nông đa dạng các sản phẩm nông nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp của Đắk Nông hiện rất đa dạng và đang được chia thành 3 nhóm chính, với 23 sản phẩm khác nhau, gồm: Nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh; nhóm sản phẩm tiềm năng và nhóm sản phẩm chủ lực của các địa phương. Trong đó, nhóm chủ lực của tỉnh đang có 4 sản phẩm chính gồm: Cà phê, hồ tiêu, cao su, điều. Hiện nay, thị trường tiêu thụ chủ yếu của nhóm là xuất khẩu và tương đối ổn định.

Để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, nhiều nông dân Đắk Nông đã mạnh dạn liên kết, thay đổi phương pháp canh tác theo các tiêu chuẩn để tạo ra nông sản chất lượng cao, đưa hàng hóa xuất khẩu. Nhờ đổi mới tư duy, tổ chức liên kết sản xuất với doanh nghiệp, sản phẩm đạt chất lượng cao nên sản phẩm nông sản Đắk Nông rộng đường tiêu thụ.

Cụ thể, Công ty TNHH Hồng Đức, huyện Đắk R’lấp hiện mỗi năm sản xuất và cung ứng cho thị trường gần 10.000 tấn điều các loại. Sản phẩm của doanh nghiêp hiện có tới 99% sản lượng phục vụ xuất khẩu. Trong đó, thị trường xuất khẩu mạnh nhất là Trung Quốc. Để nâng tầm giá trị hạt điều Đắk Nông, doanh nghiệp luôn chú trọng tới tất cả các khâu sản xuất. Khâu nguyên liệu được chọn lọc kĩ lưỡng, đạt chuẩn, đến hệ thống kho bãi, nhà xưởng, máy móc thiết bị tiên tiến…

Tăng cường liên kết chuỗi

Nhằm nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu, thời gian qua, tỉnh Đắk Nông đã đẩy mạnh liên kết chuỗi sản xuất – tiêu thụ nông sản. Cụ thể, đối với cây cà phê, Đắk Nông có diện tích cà phê đứng thứ 3 khu vực Tây Nguyên với 141.000 ha, sản lượng ước đạt 361.000 tấn/năm.

Cà phê Đắk Nông ngày càng được canh tác theo các quy trình về nông nghiệp tốt được quốc tế công nhận, nhiều vùng miền có giống, điều kiện đất đai, khí hậu lợi thế để phát triển các sản phẩm đặc biệt.

Tỉnh thành lập được 1 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao diện tích 120 ha với nhiều đơn vị đến đầu tư nghiên cứu, xây dựng chuyển giao mô hình. Đồng thời, công nhận được 4 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với quy mô 2.423 ha với các loại cây chủ lực gồm hồ tiêu, cà phê, lúa; công nhận 2 doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao và tiếp tục hướng dẫn các địa phương hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để công nhận 3 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thời gian tới.

Cùng với mở rộng liên kết, hợp tác quốc tế để thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn hỗ trợ phát triển chính thức vào lĩnh vực nông nghiệp, Đắk Nông cũng đang đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư nhằm không ngừng tìm kiếm thị trường, mở rộng đầu ra cho sản phẩm.



Source link