Việt Nam chi hơn 2,9 tỷ USD nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu

6 tháng đầu năm, Việt Nam chi 2,56 tỷ USD mua thức ăn gia súc và nguyên liệu Trung Quốc – thị trường nhập khẩu nhiều nhất thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi 2,91 tỷ USD để nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu, tăng nhẹ 2,2% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chi 1,22 tỷ USD để nhập khẩu mặt hàng này, tương ứng tăng 5% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp nội địa nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu với 1,69 tỷ USD, tăng nhẹ 0,1% so với cùng kỳ năm trước.

Nhập khẩu nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi tăng hơn 2%
Việt Nam chi 2,91 tỷ USD để nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu (Ảnh minh họa)

Tính đến tháng 7/2024, ngoại trừ tháng 2 và tháng 7 Việt Nam giảm nhập khẩu, các tháng còn lại đều ghi nhận tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu cao so với cùng kỳ. Đáng chú ý, tháng 4 tăng tới 34% so với cùng kỳ, lên mức 498 triệu USD.

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2024, Argentina là thị trường cung cấp thức ăn gia súc và nguyên liệu lớn nhất cho Việt Nam với 827 triệu USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước. Đứng sau là Mỹ với 652 triệu USD, tăng 56% so với cùng kỳ năm trước., Brazil với 404 triệu USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước..

Việt Nam cũng chi 248 triệu USD nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ Trung Quốc, tăng 53% so với cùng kỳ năm trước; Ấn Độ với 109 triệu USD, giảm sâu 70% so với cùng kỳ năm trước..

Trong số các thị trường lớn nhất, Việt Nam nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ hai thị trường thuộc ASEAN, bao gồm Indoneisa với kim ngạch 81 triệu USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ; nhập từ Thái Lan với 122 triệu USD, tăng tới 65% về giá trị so với 7 tháng đầu năm 2023.

Nhu cầu nhập khẩu thức ăn gia súc và nguồn nguyên liệu đầu vào diễn ra trong bối cảnh ngành chăn nuôi của Việt Nam có những bước phát triển nổi bật. Trong 3 năm qua, Việt Nam luôn duy trì đàn lợn đứng thứ 5 thế giới về đầu con, thứ 6 về sản lượng; đàn gia cầm đứng top đầu thế giới (trong đó thủy cầm đứng thứ 2 thế giới); sản lượng sữa tươi nguyên liệu đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN; sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp đứng số một khu vực Đông Nam Á, thứ 12 thế giới.

Các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam cũng mang về kim ngạch xuất khẩu tốt với 515 triệu USD vào năm 2023, tăng 26,2% so với năm trước. Hiện nay, ngày càng có nhiều sản phẩm chăn nuôi được mở rộng xuất khẩu như mật ong, lợn sữa, tổ yến, trứng vịt muối, sữa và thịt gà chế biến…



Source link