FCL và LCL là gì? Điểm khác biệt của hàng FCL so với hàng LCL?

FCLLCL là hai thuật ngữ phổ biến, thường được sử dụng trong vận chuyển hàng hóa bằng container. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của chúng và có thể sẽ hiểu nhầm khiến quá trình xuất nhập khẩu không thuận lợi. Vậy FCL và LCL là gì? Chúng khác nhau như thế nào? Hãy cùng Mua Hàng Sỉ tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

FCL và LCL là gì?

Hàng FCL là gì?

FCL (Full container load) là hàng nguyên container, là hình thức mà người chịu trách nhiệm với hàng hóa có đủ một số lượng hàng đồng nhất để xếp vào một container hoặc nhiều container. Người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách nhiệm đóng hàng lên cont và dỡ hàng khỏi container.

Hàng hóa đóng vào container không cần phải đủ để xếp đầy container, tuy nhiên, nếu được đặt bởi một người dưới dạng một lô hàng nguyên container thì sẽ được gọi là lô hàng FCL.

Hàng LCL là gì?

LCL (Less than container load) là những lô hàng lẻ không đủ số lượng để đóng nguyên một container. Những lô hàng lẻ này sẽ đến từ nhiều chủ hàng khác nhau và được ghép để đủ một container. Các đơn vị gom hàng sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻ, sắp xếp, phân loại và đóng chung vào container, sau đó thu xếp vận chuyển tới cảng đích. Việc gom các lô hàng được gọi là consolidation.

Hàng FCL và LCL khác nhau như thế nào?

Kích thước và khối lượng hàng hóa 

Loại hàng hóa phù hợp với FCL thường là những loại hàng hóa nặng, cồng kềnh. Còn đối với những lô hàng lẻ, hàng nhẹ, dễ di chuyển sẽ phù hợp với LCL. FCL có khối lượng tối đa được xác định dựa vào kích thước và loại container. Còn khối lượng hàng hóa LCL sẽ phụ thuộc vào số lượng và khối lượng thực tế của hàng hóa của từng khách hàng.

Mức độ an toàn của hàng hóa

Hàng FCL sau khi đã được xếp hoàn tất vào container thì sẽ được niêm phong và tiến hành vận chuyển, do đó có thể đảm bảo được an toàn cho hàng hóa. Mặt khác đối với hàng LCL, do có nhiều loại hàng khác nhau từ những chủ hàng khác nhau nên sẽ có khả năng tiếp xúc với nhau gây hư hỏng, nhiễm bẩn hay thậm chí là thất lạc hàng hóa. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải chú ý lựa chọn đơn vị vận chuyển uy tín để tránh những rủi ro đối với hàng hóa khi vận chuyển hàng lẻ.

Chi phí vận chuyển

Khi vận chuyển hàng FCL, cần phải trả khoản phí cho việc sử dụng toàn bộ container. Vì vậy, doanh nghiệp chỉ nên vận chuyển hàng nguyên container khi đó là hàng hóa số lượng lớn hoặc loại hàng cồng kềnh, kích thước lớn.

Còn đối với hàng LCL, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm chi phí hơn khi vận chuyển những mặt hàng nhỏ lẻ, không chiếm quá nhiều diện tích trong container. 

Thời gian vận chuyển

Thời gian vận chuyển hàng FCL sẽ ngắn hơn do chỉ cần giao tới địa điểm cuối cùng sau khi đã xếp hàng hóa lên container. Mặt khác thời gian vận chuyển hàng LCL sẽ lâu hơn và không ổn định vì phải giao tới nhiều chủ hàng khác nhau, ngoài ra còn cần thêm thời gian để phân loại hàng hóa, chuẩn bị chứng từ, thông quan,… Thời gian xếp và dỡ hàng hóa cũng sẽ lâu hơn so với trường hợp vận chuyển hàng FCL.

Ưu điểm và nhược điểm của hàng FCL và LCL 

Đối với hàng FCL

Ưu điểm:

  • Thời gian vận chuyển nhanh chóng.
  • Mức độ an toàn hàng hóa cao.
  • Có khả năng vận chuyển hàng nặng, hàng cồng kềnh.
  • Có lợi thế khi vận chuyển hàng số lượng lớn.

Nhược điểm:

  • Tốn nhiều chi phí khi vận chuyển hàng nhỏ lẻ.
  • Chi phí tồn kho cao.

Đối với hàng LCL

Ưu điểm:

  • Phù hợp với những mặt hàng nhỏ lẻ, số lượng nhỏ.
  • Có mức chi phí thấp do tính theo thể tích chiếm trong container.

Nhược điểm:

  • Mức độ an toàn hàng hóa thấp.
  • Thời gian vận chuyển lâu và không ổn định.
  • Dù vận chuyển hàng FCL hay LCL thì cũng đều có ưu và nhược điểm nhất định, do đó, doanh nghiệp cần phải cân nhắc lựa chọn dựa trên tính chất hàng hóa và nhu cầu của mình để lựa chọn hình thức vận chuyển bằng container phù hợp nhất.