Không thiếu đất trồng nhưng 2 quý đầu năm, Việt Nam chi hơn 1,22 tỷ USD nhập khẩu ngũ cốc này

Tháng 2/2024, nhập khẩu ngô của Việt Nam giảm về lượng và kim ngạch Brazil là thị trường cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt gần 4,85 triệu tấn, trị giá gần 1,22 tỷ USD, giá trung bình 250,6 USD/tấn, tăng 30,6% về lượng, nhưng giảm 1,6% kim ngạch và giảm 24,7% về giá so với 6 tháng đầu năm 2023.

Trong đó, riêng tháng 6/2024, nhập khẩu ngô đạt 654.232 tấn, tương đương 158,58 triệu USD, giá trung bình 242,4 USD/tấn, giảm 13,3% về lượng, giảm 14,8% kim ngạch và giá giảm 1,7% so với tháng 5/2024; so với tháng 6/2023 thì tăng 29,4% về lượng, tăng 2,1% về kim ngạch nhưng giảm 21,1% về giá.

Không thiếu đất trồng nhưng 2 quý đầu năm Việt Nam chi hơn 1,22 tỷ USD nhập khẩu ngũ cốc này
Nhập khẩu ngô các loại trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt gần 4,85 triệu tấn, trị giá gần 1,22 tỷ USD

Achentina là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2024, chiếm 52,5% trong tổng lượng và chiếm 50,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, đạt trên 2,54 triệu tấn, tương đương trên 616,6 triệu USD, giá 242,3 USD/tấn, tăng 131,4% về lượng, tăng 68,3% kim ngạch nhưng giảm 27,3% về giá so với 6 tháng đầu năm 2023.

Thị trường lớn thứ 2 là Brazil, trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt trên 1,49 triệu tấn, tương đương 383,17 triệu USD, giá 256,8 USD/tấn, chiếm trên 30,8% trong tổng lượng và chiếm 31,5% tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, tăng 8,1% về lượng, nhưng giảm 16,7% về kim ngạch và giá giảm 23% so với 6 tháng đầu năm 2023.

Không thiếu đất trồng nhưng 2 quý đầu năm Việt Nam chi hơn 1,22 tỷ USD nhập khẩu ngũ cốc này
Số liệu nhập khẩu ngô 6 tháng đầu năm 2024. Nguồn: Tổng cục Hải quan

Tiếp đến thị trường Lào 6 tháng đầu năm 2024 đạt 74.589 tấn, tương đương 18,64 triệu USD, giá 249,9 USD/tấn, chiếm trên 1,5% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, tăng 23,5% về lượng, nhưng giảm 11,7% về kim ngạch và giá giảm 28,5% so với cùng kỳ năm trước.

Ngô và đậu tương là 2 loại nông sản Việt Nam tăng cường nhập khẩu để phục vụ ngành chăn nuôi trong nước. Mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu trung bình 20-22 triệu tấn nguyên liệu, theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan. Trong đó, ngô chiếm khoảng 50% và lúa mì chiếm khoảng 10% khối lượng các lô hàng trên.

Theo Statista, Việt Nam thuộc một trong số 30 quốc gia trồng ngô lớn nhất trên thế giới nhưng đồng thời cũng nằm trong nhóm các quốc gia nhập khẩu ngô nhiều nhất thế giới đứng sau Trung Quốc, châu Âu, Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ai Cập.

Đối với nhà cung cấp lớn nhất của Việt Nam, đây là quốc gia xuất khẩu ngô đứng thứ 3 trên thế giới và là ‘ông trùm’ nông sản ở nhiều mặt hàng khác như bông, đậu tương, lúa mì,…Trong báo cáo mới nhất, Bộ Nông nghiệp Mỹ chi nhánh tại Buenos Aires đã hạ dự báo sản lượng ngô niên vụ 2023/24 của Argentina xuống chỉ còn 51 triệu tấn, thấp hơn so với mức 55 triệu tấn đưa ra trong báo cáo WASDE tháng 4 do dịch bệnh ở ngô lan rộng.

Trong khi đó, hai Sở Giao dịch ngũ cốc lớn nhất của Argentina là Buenos Aires (BAGE) và Rosario (BCR) cũng lần lượt hạ dự báo sản lượng xuống còn chỉ còn 49,5 triệu tấn và 50,5 triệu tấn.

Đối với Brazil, quốc gia này đã vượt Mỹ trở thành nước xuất khẩu ngô đứng đầu thế giới trong năm 2023. Quốc gia Nam Mỹ này dự kiến sẽ giữ vị trí dẫn đầu trong năm thu hoạch 2024 bắt đầu từ ngày 1/9 sau khi nắm giữ 32% tổng lượng xuất khẩu của thế giới trong niên vụ 2023.

Các chuyên gia đánh giá, sự sụt giảm nguồn cung tại Argentina sẽ để lại khoảng trống cho các nhà cung cấp khác như Mỹ, Brazil. Không chỉ có vậy, rủi ro địa chính trị gia tăng trên toàn cầu cùng nỗ lực bảo đảm an ninh lương thực của nhiều quốc gia có thể thúc đẩy giá ngô tiếp tục đà tăng trong nửa cuối năm nay.



Source link