Lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ: Những động thái mới nhất Xuất khẩu gạo thu về 3,27 tỷ USD trong 7 tháng, thị trường vẫn đợi động thái từ Ấn Độ |
Tham gia cuộc họp có các đồng chí Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo các Vụ, Cục, cơ quan liên quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương; đại diện các Bộ ngành liên quan; UBND các tỉnh, thành phố có diện tích gieo cấy lúa lớn; các Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo; các chuyên gia về lĩnh vực trồng trọt.
Xuất khẩu gạo tăng 25,1% trong 7 tháng đầu năm 2024 (Ảnh minh hoạ) |
Cuộc họp sẽ xoay quanh nội dung báo cáo đề xuất thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia; trao đổi, thảo luận, đóng góp ý kiến đề xuất liên quan đến vấn đề này.
Gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 7 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 5,18 triệu tấn gạo, tương đương 3,27 tỷ USD, tăng 5,8% về lượng và tăng 25,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Điều này có được một phần là nhờ giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng cao. Giá xuất khẩu gạo trung bình đạt 632 USD/tấn, tăng hơn 18% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việc Ấn Độ có lệnh cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo tẻ thường, trừ gạo trắng basmati đã làm cho giá gạo trên thị trường thế giới tăng lên. Do vậy, những nước xuất khẩu gạo như Việt Nam, Thái Lan đều có giá trị xuất khẩu gạo gia tăng.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 7 tháng, cả nước đã gieo cấy 6,25 triệu ha, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích lúa thu hoạch 3,82 triệu ha, tăng 1,3%; năng suất bình quân 65,6 tạ/ha, tăng 0,5 tạ/ha. Sản lượng trên diện tích thu hoạch 25 triệu tấn, tăng 2%.
Riêng lúa Thu Đông ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã gieo cấy 306.700 ha, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong tuần qua, theo các nhà giao dịch, gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 560 USD/tấn vào ngày 1/8, so với mức từ 550 – 560 USD/tấn một tuần trước đó.