9 tháng, xuất nhập khẩu hàng hoá khởi sắc và đạt kết quả tích cực

Xuất nhập khẩu chính thức vượt mốc 600 tỷ USD, xuất siêu 21,24 tỷ USD Đánh giá các khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh

Xuất khẩu hàng hoá 9 tháng tăng 15,4% trong khi cùng kỳ giảm 8,2%

Theo đánh giá của ông Bùi Huy Sơn, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Công Thương tại Họp báo thường kỳ diễn ra vào chiều 23/10, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của nước ta trong 9 tháng năm 2024 đã có những khởi sắc và đạt được những kết quả tích cực nhờ sự phục hồi của thị trường thế giới, các đơn hàng xuất khẩu gia tăng.

Cụ thể, về xuất khẩu, trong tháng 9/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 65,81 tỷ USD, mặc dù giảm 8% so với tháng trước nhưng vẫn tăng tới 10,9% so với cùng kỳ năm trước.

9 tháng, xuất nhập khẩu hàng hoá khởi sắc và đạt kết quả tích cực
Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ vào chiều 23/10. Ảnh: Cấn Dũng

ính chung 9 tháng, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 578,47 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ giảm 11%), trong đó xuất khẩu tăng 15,4%, cùng kỳ giảm 8,2%; nhập khẩu tăng 17,3%, cùng kỳ giảm 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 20,79 tỷ USD.

Kết quả 9 tháng cũng cho thấy những tín hiệu tích cực trong hoạt động xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước, khi tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của khu vực này (tăng 20,7%) cao gần gấp đôi so với khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 13,4%).

Trong 9 tháng năm 2024, có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,3% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66,4%.

Về xuất khẩu các nhóm hàng có sự tăng trưởng mạnh và đồng đều ở cả 3 nhóm hàng, cụ thể: Kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản sơ bộ đạt 28,8 tỷ USD, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 9,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong nhóm này, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Hạt tiêu tăng 45%; cà phê tăng 37,8%; gạo tăng 23%; chè các loại tăng 31,9%; rau quả tăng 33,9%; nhân điều tăng 21,7%.

Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo đạt 253,9 tỷ USD, chiếm 84,7% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2023. Kim ngạch xuất khẩu của nhiều nhóm sản phẩm công nghiệp chế biến đạt mức tăng trưởng cao ở mức hai con số, trong đó có các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: Sản phẩm chất dẻo tăng 30,8%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 21,5%; hàng dệt và may mặc tăng 8,9%; giày dép các loại tăng 12,5%; sắt thép các loại tăng 14,7%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 27,4%; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 30%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 22%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 7,2%…

Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản 9 tháng ước đạt 3,1 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2023.

Về thị trường xuất khẩu hàng hóa 9 tháng năm 2024: Kim ngạch xuất khẩu tới hầu hết các thị trường, đối tác thương mại lớn của nước ta đều có sự phục hồi tích cực và đạt mức tăng trưởng cao.

“Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 89,4 tỷ USD, chiếm 29,8% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và tăng 27,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu rất tích cực, vì đây là thị trường lớn, có yêu cầu cao” – ông Bùi Huy Sơn – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Công Thương nhấn mạnh và cho biết: Thị trường Trung Quốc ước đạt 43,56 tỷ USD, tăng nhẹ 0,1% so với cùng kỳ năm trước; thị trường EU ước đạt 38,1 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc ước đạt 18,9 tỷ USD, tăng 7%; Nhật Bản ước đạt 18 tỷ USD, tăng 4,7%.

9 tháng, xuất nhập khẩu hàng hoá khởi sắc và đạt kết quả tích cực
Tính chung 9 tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 278,84 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: ST

Nhập khẩu hàng hoá 9 tháng đạt 278,84 tỷ USD, tăng 17,3%

Về nhập khẩu hàng hóa, theo số liệu của Bộ Công Thương đưa ra tại họp báo, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 9/2024 đạt 31,76 tỷ USD, giảm 5,9% so với tháng trước nhưng tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,94 tỷ USD, giảm 10%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 20,82 tỷ USD, giảm 3,6%.

Tính chung 9 tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 278,84 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 100,85 tỷ USD, tăng 18,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 177,99 tỷ USD, tăng 16,5%.

Trong 9 tháng năm 2024 có 40 mặt hàng nhập khẩu đạt giá trị trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 91,5% tổng kim ngạch nhập khẩu, theo đó có 3 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 45%.

Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu: Cùng với sự phục hồi của sản xuất và xuất khẩu trong 9 tháng năm 2024 nên cơ cấu hàng hóa nhập khẩu cũng có sự chuyển biến khi chiếm 89% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu là nhóm hàng cần nhập khẩu, với kim ngạch sơ bộ đạt 248 tỷ USD, tăng tới 18,1% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 79,1 tỷ USD, tăng tới 25,8% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt tỷ 35,4 tỷ USD, tăng 16,6%. Tương tự, kim ngạch nhập khẩu hầu hết các mặt hàng khác cũng ghi nhận mức tăng khá cao như: Thép các loại tăng 18,9%; chất dẻo nguyên liệu tăng 18,1%; nguyên phụ liệu dệt may, da giầy tăng 18,3%; vải các loại tăng 14,3%.

Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu trong 9 tháng sơ bộ đạt gần 15 tỷ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tăng cao nhất là kim ngạch nhập khẩu hàng điện gia dụng và linh kiện, tăng 19,6%; chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh tăng 17,1% và rau quả tăng 14%.

Về thị trường nhập khẩu hàng hóa, ông Bùi Huy Sơn cho rằng: Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 105 tỷ USD, chiếm gần 38% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước và tăng tới 32,5% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là Hàn Quốc ước đạt 41,46 tỷ USD, tăng 8,2%; ASEAN đạt 33,8 tỷ USD, tăng 12,3%; Nhật Bản đạt 16 tỷ USD, tăng 2,4%; EU đạt 12,2 tỷ USD, tăng 9,8%; Hoa Kỳ đạt 10,9 tỷ USD, tăng 6,2%.

Cán cân thương mại tháng 9/2024 tiếp tục thặng dư khoảng 2,29 tỷ USD, nâng tổng xuất siêu của Việt Nam trong 9 tháng năm 2024 khoảng 20,79 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 22,1 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 17,38 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 38,17 tỷ USD. Phân theo khu vực thị trường, xuất siêu sang Hoa Kỳ ước đạt 78,5 tỷ USD tăng 31% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang EU ước đạt 25,9 tỷ USD, tăng 20,8%; xuất siêu sang Nhật Bản ước đạt 1,9 tỷ USD, tăng 28,8%.



Source link