Không thiếu đất trồng nhưng tháng 1/2024 Việt Nam chi hơn 250 triệu USD nhập khẩu ngũ cốc này

10 tháng năm 2023, Việt Nam chi 2,36 tỷ USD nhập khẩu ngô các loại Nhiều đất sản xuất nhưng năm 2023, Việt Nam chi gần 2,87 tỷ USD nhập khẩu loại ngũ cốc này

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 1 năm 2024 cả nước nhập khẩu 981.316 tấn ngô, tương đương 250,23 triệu USD, giá trung bình 255 USD/tấn, giảm 27,4% về lượng, giảm 27,9% về kim ngạch và giảm 0,7% về giá so với tháng 12 năm 2023; còn so với tháng 1 năm 2023 thì tăng 22% về khối lượng, nhưng giảm 7,1% về kim ngạch và giảm 23,8% về giá.

Xét về thị trường, Brazil vẫn đứng đầu về thị trường cung cấp ngô cho Việt Nam, chiếm 73% trong tổng lượng và chiếm 73,9% trong tổng kim ngạch ngô nhập khẩu của cả nước, đạt gần 715.856 tấn, tương đương gần 185,02 triệu USD, giá trung bình 258,5 USD/tấn, giảm 32,6% về lượng, giảm 32,9% về kim ngạch và giảm nhẹ 0,4% về giá so với tháng 12 năm 2023; so với tháng 1 năm 2023 tăng mạnh 53,5% về lượng, tăng 20,2% về kim ngạch nhưng giảm 21,7% về giá.

Không thiếu đất trồng nhưng tháng 1/2024, Việt Nam chi hơn 250 triệu USD nhập khẩu ngũ cốc này
Tháng 1/2024 cả nước nhập khẩu 981.316 tấn ngô, tương đương 250,23 triệu USD

Tiếp sau đó là thị trường Lào chiếm trên 3% trong tổng lượng và tổng kim ngạch, đạt 32.552 tấn, tương đương gần 8,5 triệu USD, giá trung bình 261 USD/tấn, tăng mạnh 57,2% về lượng và tăng 49% về kim ngạch nhưng giảm 5,2% về giá so với tháng 12 năm 2023; so với tháng 1năm 2023 cũng tăng mạnh 60% về lượng và tăng 20% về kim ngạch nhưng giảm 25% về giá.

Thị trường Achentina đứng thứ 3 đạt 26.460 tấn, tương đương 6,69 triệu USD, giá 252,9 USD/tấn, giảm 67,5% về lượng và giảm 66% về kim ngạch nhưng tăng 4,7% về giá so với tháng 12/2023; giảm 90% về lượng, giảm 92,4% kim ngạch và giảm 24,7% về giá so với tháng 1/2023, chiếm 2,7% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước.

Nhập khẩu từ các thị trường FTA RCEP 32.785 tấn, tương đương 9,45 triệu USD, tăng 57,9% về lượng, tăng 7,8% kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Ngô là mặt hàng quan trọng trong ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngô thường chiếm khoảng 25-40% trong khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm tùy theo giai đoạn phát triển, trạng thái sinh lý của cơ thể của loại vật nuôi. Mặt hàng này cũng gắn chặt với chăn nuôi, với những nước sản lượng ngô càng nhiều, chăn nuôi càng phát triển.

Theo Statista, Việt Nam thuộc một trong số 30 quốc gia trồng ngô lớn nhất trên thế giới nhưng đồng thời cũng nằm trong nhóm các quốc gia nhập khẩu ngô nhiều nhất thế giới đứng sau Trung Quốc, châu Âu, Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ai Cập.

Việt Nam từng sản xuất sản lượng ngô khổng lồ. Theo báo cáo của USDA, sản lượng ngô của Việt Nam bắt đầu tăng lên từ những năm 1980, tuy nhiên xu hướng bắt đầu giảm dần từ năm 2015/2016, đồng nghĩa với việc lượng ngô nhập khẩu tăng đột biến.

Thậm chí, ngay cả khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở Việt Nam vào cuối năm 2019, lượng ngô nhập khẩu vẫn tăng, có thời điểm, Việt Nam trở thành nhà nhập khẩu ngô lớn nhất của Mỹ.

Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng nhận định, nhu cầu nhập khẩu ngô và phụ phẩm ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi của Việt Nam tiếp tục tăng cao, với mức gấp ba lần trong nhiều năm tới. Trong đó ngô chiếm phần lớn, còn lại là lúa mì và lúa mạch thể hiện qua xu hướng trong ngành sản xuất thịt.

Ngoài chất lượng, giá rẻ, doanh nghiệp Việt ưa nhập khẩu ngô còn do tính chất hàng hóa của các nước xuất khẩu cao nên có thể nhập được với số lượng lớn. Trong khi hiện Việt Nam không chỉ cần ngô để sản xuất thức ăn cho ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, mà ngay ngành thủy sản cũng cần ngô biến đổi gen để sản xuất thức ăn cho tôm, cá.



Source link